[Dịch]Giấc Mộng Thiên Thu - Sưu tầm

Chương 1 : Thầy y xóm nghèo


Màu nền
Font chữ
Cỡ chữ
22px
Chiều rộng khung
100%
Dãn dòng
180%
sau →

Tiết trời vào đông, từng cơn gió bấc mang theo cái rét căm căm thi nhau thổi ào ạt, cuốn qua cái xóm nghèo xác xơ nằm ở phía tây của thành Đại La, nơi mảnh đất có con sông Hồng vắt ngang này, ngôi thành to lớn ấy đã từng có một thời là kinh đô hoa lệ của rất nhiều triều đại. Cái lạnh tê tái đột ngột ùa tới, khiến cho đám trẻ tội nghiệp đang chơi đùa ở đầu ngõ xóm nghèo phải co ro run rẩy, ôm lấy nhau, cố gắng ủ chút hơi ấm mong manh. Mấy chiếc áo rách nát mặc trên người rõ ràng là không đủ để che thân khiến cho mấy đứa nhỏ lạnh tê đi, làn da cũng vì thế mà trở nên tái nhợt. Kể ra cũng thật là đáng thương, cha mẹ bọn nhỏ chỉ là những người nghèo tay trắng, cho dù có cố gắng làm lụng vất vả, quần quật suốt ngày nhưng quanh năm vẫn không đủ ăn, cái ăn còn lo chưa được thì làm sao có tiền dư để mà mua áo ấm mùa đông cho bọn chúng. Bọn nhỏ này chỉ có thể hàng ngày đứng bên vệ đường, nhìn mấy cậu ấm cô chiêu con nhà giàu có, xúng xính trong những chiếc áo choàng lông ấm áp mà chạnh lòng ao ước. Không ai biết được, cái xóm nghèo nàn này có từ bao giờ, cho dù là người già nhất của xóm cũng chỉ biết mông lung rằng nó đã tồn tại từ rất lâu rồi, có lẽ là kể từ lúc thành Đại La được xây dựng. Nơi đây chính là nơi định cư của những người nghèo khổ, cùng đinh, đến từ khắp mọi miền quê trên đất nước Đại Cồ Việt. Bọn họ là những người tha hương, chấp nhận rời bỏ ruộng nương, lên chốn thành thị phồn hoa, ôm theo giấc mộng đổi đời, nhưng mà đổi đời đâu không thấy, chỉ thấy người giàu càng giàu mà người nghèo thì mỗi lúc một nghèo thêm. Cũng chính vì thế cho nên cái xóm nghèo này cũng là nơi rồng rắn hỗn tạp, loại người gì cũng có. Người thành thị bình thường đi một mình, rất ít khi dám bước vào nơi này, ngay cả người của nha môn cũng rất ngần ngại, trừ khi tình thế bắt buộc do lệnh trên khó cãi, thành ra những điều đó vô tình khiến cho xóm nghèo trở thành một nơi vô pháp vô thiên, là thiên đường của những kẻ ngoài vòng pháp luật. - Tránh đường ! Tránh đường ! Có thầy Châu ở nhà đó không ? Mau mau cứu mạng ! Một đám thanh niên hùng hổ, vội vã khiêng theo một người bị thương, chảy máu đầm đìa ở bắp đùi, cố gắng chen chúc, vượt qua đám người đông đúc đang đứng chờ đợi ở trong mảnh sân nhỏ hẹp của một ngôi nhà tranh đơn sơ, vừa chen vừa hô to gọi lớn. Đám thanh niên này mặc trên người độc nhất mỗi một chiếc quần cộc làm bằng vải bố bạc màu, nửa thân trên để trần, lộ ra cơ bắp rắn chắc, nước da đen đúa, cháy khét mùi nắng – mùi đặc trưng của dân cu li hay còn gọi là cửu vạn. - Đặt cậu ta lên cái giường phẳng kia đi, hô cái gì mà hô ! Có bệnh cấp cứu, vị thầy thuốc đành phải bỏ dở người bệnh nhân đang ngồi khám trước mặt, ưu tiên tiến tới xem xét tên thanh niên đang bị thương nọ. Đám cu li thấy thầy y đi đến, vội vàng quy củ đứng dạt sang hai bên, chừa ra một lối, ánh mắt nhìn theo bóng dáng của vị thầy thuốc mới có mười tám tuổi này mà trong tận đáy lòng dâng lên một sự kính nể vô bờ, tuyệt nhiên không một ai trong số bọn họ dám có chút ý nghĩ khinh nhờn nào. Nói đùa sao, đây chính là vị thần y duy nhất của cả cái xóm nghèo này, mà nói đến sự xuất hiện của ông thầy này thì đúng thật là khúc chiết và kỳ lạ đến không ngờ. Chả là cách đây không lâu, hai anh em Đầu Trâu đang trên đường đi làm mướn về thì bỗng nhiên bắt gặp một nam thanh niên ăn mặc rách rưới, dáng vẻ gầy ốm, nằm thoi thóp bên gốc cây đa già nơi đầu xóm, hai anh em vốn có tính thương người nên đã cõng về nhà cứu giúp. Người thanh niên sau khi tỉnh lại thì có vẻ ngơ ngơ ngác ngác, cái gì cũng không nhớ, chỉ biết mỗi tên họ của mình, cũng không nói gì nhiều, lần đầu tiên mở miệng ra chỉ hỏi đúng một câu duy nhất : - Đây là nơi nào ? Sau khi nghe câu trả lời “ đây là xóm nghèo thuộc thành Đại La, năm Đại Thắng Minh Hoàng Đế thứ hai” thì triệt để hoảng hốt. Đầu Trâu thấy cậu ta tội nghiệp cho nên mới lưu lại cưu mang, ai mà ngờ đây cũng chính là quyết định sáng suốt nhất trong cuộc đời anh ta. Người thanh niên tuy còn rất trẻ tuổi nhưng không ngờ lại rất tinh thông y thuật, bệnh nhẹ như cảm mạo không nói, ngay cả đến bệnh nan y liệt nửa người, phải nằm bất động một chỗ hơn một năm của bác Hai cuối xóm cũng được người thanh niên này chữa hết, tuy không hồi phục được trăm phần trăm như xưa nhưng tự thân xuống giường, lê đôi chân cà nhắc đi khắp xóm cũng đủ để bác Hai hạnh phúc, cười ngoác miệng đến mang tai. Mà ngay cả bệnh phụ khoa của các bà các cô cũng có thuốc trị, nguồn thuốc đâu phải quý hiếm gì cho xa, chính là những cây thuốc nam mọc đầy trên rừng, dọc bờ ruộng, bãi đất hoang… Phải nói rằng, trải qua hai năm, sau khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, lập lại hòa bình, xã hội nước Đại Cồ Việt nhìn bề ngoài thì có vẻ như an ổn huy hoàng nhưng thật ra trải qua mấy mươi năm chiến loạn không ngừng từ lúc trước, bên trong nó đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bất ổn, giống như một cây gỗ tốt, đâu ai biết bên trong nó có chứa một tổ mối như vậy. Người dân ở thời kỳ này chỉ cầu kiếm đủ miếng ăn, ngày ba bữa đã là hạnh phúc lắm rồi, nửa chữ bẻ đôi cũng không biết. Văn hóa đạo Khổng, đạo Nho lúc này còn chưa có xâm nhập sâu vào chi phối xã hội người Việt. Có thể nói, người đọc sách ở thời kỳ này ít đến thảm thương, còn thầy thuốc tinh thông y thuật đã hiếm lại càng khan hiếm, chẳng khác nào sừng mao lông phượng, điều này là hiển nhiên vì thế kỷ thứ mười còn chưa có hai ông tổ ngành y của Việt Nam xuất hiện là Tuệ Tĩnh cùng Hải Thượng Lãn Ông. Đa số các thầy thuốc đều tự chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian là chính, một số cao tay thì học lóm được người Trung Quốc vài ngón nghề, thế nhưng giấu nghề là tài của bọn hắn, cho nên người Việt chẳng học được bao nhiêu, có chăng chỉ là chút da lông bên ngoài. Chính vì vậy, nếu mà trong dân gian bỗng nhiên có xuất hiện một vị lương y lành nghề thì đó chẳng khác nào xuất hiện một vị thần tiên sống, huống chi bản thân Quang Châu trước lúc linh hồn xuyên qua trở về quá khứ lại là một Bác sĩ Y Học Cổ Truyền thời hiện đại, được đào tạo bài bản qua trường lớp hẳn hoi. Thường thường, người dân xóm nghèo khi đến tìm hắn chữa bệnh nếu không có tiền thì đều trả bằng hiện vật, lúc mớ rau, khi thì con gà, rổ trứng, mấy cân gạo … hoặc là lên rừng hái những cây thuốc nam theo như lời hắn hướng dẫn. Tiền kiếm được tuy không nhiều lắm nhưng cũng đủ để khiến cho hai anh em Đầu Trâu cảm thấy vui ngất trời, bởi vì từ nay bọn hắn không còn phải vất vả chạy lo cái ăn từng bữa như trước nữa, thậm chí nếu là chi tiêu tiết kiệm thì trong nhà còn có dư ra một chút. Hai anh em đã bỏ hẳn việc đi làm thuê cuốc mướn, chuyên tâm phụ giúp Quang Châu làm nghề y. Sau khi chăm chú quan sát kỹ càng vết thương của người thanh niên này, Quang Châu nhận định đây là một vết thương nông, chỉ bị tổn thương ở phần cơ mềm nằm phía sau bắp đùi trái, dài chừng ba centimet, nhìn bờ vết thương sắc cạnh có thể khẳng định chắc chắn là do vật sắc nhọn tỉ như dao, kéo gây ra. Vết thương không đáng ngại nhưng nếu để mặc ,không xử lý kịp thời thì rất có thể dẫn đến nhiễm trùng, sau đó là hoại tử, mà một khi đã hoại tử thì chỉ còn có nước cưa chân mới cứu được. - Phải khâu thôi ! Quang Châu nhanh chóng phán ra một câu chắc nịch khiến cho tên thanh niên đang nằm sấp trên giường sợ hãi đến xanh mét mặt mày. Trước đây mấy ngày, anh ta đã từng có cơ hội quan sát thầy Châu khâu vết thương cho một người hàng xóm bên cạnh nhà, đúng là lạnh hết cả người, ai ngờ giờ đây tình cảnh xui xẻo lại rơi trúng mình. - Thầy … tiên sinh …tôi không khâu, tôi không sao cả. Tên thanh niên vội vàng ú ớ. Quang Châu bèn nở một nụ cười hiền lành mà một người thầy thuốc cần có, sau khi vỗ vỗ vai trấn an bệnh nhân thì quay sang mấy người thanh niên đang đứng bên cạnh cất lời : - Đè chặt anh ta xuống, đừng cho dãy dụa. Sau đó hướng vào phía trong hô to : - Yến ơi ! Lấy dụng cụ lên cho anh. Đáp lại là một tiếng “dạ” ngọt ngào, thanh thúy vang lên. Đám cu li được lệnh, lập tức xông lên đè chặt người thanh niên kia xuống, nhét giẻ vô mồm phòng hờ anh ta vì đau quá mà cắn lưỡi. Từ bên trong buồng, có một thiếu nữ mặt mũi thanh tú, mặc bộ áo tứ thân màu nâu sòng bước ra ngoài, trên tay bưng theo một cái mâm gỗ hình vuông, bày biện đủ thứ dụng cụ kỳ lạ, nào kẹp phẫu tích, nào kéo nhỏ, nào kim khâu tiểu phẫu, mấy cái ben … đây chính là bộ đồ nghề tiểu phẫu sơ cua, do Quang Châu dựa theo bản mẫu tiêu chuẩn thời hiện đại nhờ thợ rèn khéo tay trong thành chế ra. Trên mâm lúc này còn có hai bình sứ màu trắng nhỏ đựng dung dịch sát trùng, nói chung thời này làm gì có ai bán Alcool với Oxy già, chủ yếu là lấy rượu nếp chiết xuất cao độ thay thế. Trước khi tiến hành tiểu phẫu, theo quy trình, bước thứ nhất là phải tiến hành sát trùng, vệ sinh sạch sẽ vết thương, sau đó gây tê, hiện tại không có thuốc Lidocain thì đành dùng phương pháp châm cứu thay thế. Quang Châu lấy ra một bộ kim bạc, thủ pháp nhanh như chớp, châm vào mấy chính huyệt và a thị huyệt xung quanh vùng cần khâu, người thanh niên bị thương ban đầu còn dãy dụa vì đau đớn, nhưng sau khi được tiến hành châm tê thì đã dịu đi hẳn. Xỏ chỉ lụa qua kim, bắt đầu khâu, một mũi rồi lại một mũi, máu me tùm lum, mấy tên cu li chịu trách nhiệm đè chặt tên thanh niên đứng bên cạnh trợn mắt nhìn mà nổi hết da gà. - Xong rồi ! Quang Châu nhẹ nhàng thở ra một hơi, tổng cộng là bốn mũi. Phạm Yến nhanh chóng băng bó vết thương lại rồi đem dụng cụ đi rửa, hấp nước sôi. Quang Châu dặn dò : - Vết thương không được để vô nước, hằng ngày phải đến đây thay băng, sau bảy ngày thì cắt chỉ, tuyệt đối không được vận động mạnh, vết thương mà không lành thì đợi cưa chân làm thằng què đi. Tên thanh niên nghe thế thì sợ hãi vâng dạ liên tục, còn nói mình không đem theo tiền, buổi chiều sẽ cầm mấy con gà sang biếu thầy, Quang Châu cũng không từ chối, tùy ý khoát tay để anh ta rời đi, gà thì hắn đã ăn ngán tới cổ, nhưng đem ra chợ bán, ít ra cũng kiếm được mấy đồng. Dưới thời Đinh, dân Việt đã biết xài tiền đồng, mười đồng bằng một lượng bạc, mười lượng bạc bằng một nén bạc, mười nén bạc bằng một lượng vàng. Sau khi xử lý xong đám cu li, trở lại phòng, khám nốt cho bệnh nhân đang bỏ dở, hớp ngụm nước cho đỡ mệt, Quang Châu bèn hướng bên ngoài hô to : - Người tiếp theo. Cánh cửa hé mở, mùi phấn son rẻ tiền bất ngờ ập vào căn phòng : - Kính chào công tử. Một cô gái độ chừng hai mươi mấy tuổi ăn mặc mát mẻ bước vào. Quang Châu ngẩn ra mất một lúc, tưởng ai xa lạ nhìn kỹ lại hóa ra lại là Kim thị hành nghề kỹ nữ tại nhà của tú bà Hòe mập đầu xóm. Hắn đưa tay vuốt mũi, người ta đã gọi hắn bằng công tử ngọt ngào như vậy thì bản thân hắn cũng không được thất lễ rồi, đoạn ha ha cười nói : - Chẳng biết hôm nay có cơn gió mát lành nào đã đưa cô gái xinh đẹp nhất xóm của chúng ta tới đây thế này ? Kim thị nghe thế, mát lòng mát dạ, quăng một cái nhìn quyến rũ, nở nụ cười lẳng lơ, tự động sà vào lòng Quang Châu, đôi gò bồng đảo to bự không ngừng nhấp nhô khiêu khích : - Người ta nhớ công tử mà ! Quang Châu cười thầm trong bụng, hai người có gặp nhau mấy lần đâu, những lời này đem gạt mấy thằng cu li thì còn được, đối với hắn mà nói lại chẳng có cảm giác gì, nhưng dù sao, người cũng là tự dâng đến cửa, không hưởng thụ một tý, hóa ra hắn lại là thằng đàn ông có vấn đề hay sao, huống chi trên danh nghĩa, ở cái xóm nghèo này hắn còn là trai tân. Kim thị tuy có nhan sắc thuộc loại trung bình khá nhưng bù lại có nét mặn mà của người đàn bà chốn phong trần, ba vòng cũng là tương đối đạt tiêu chuẩn, nàng chính là vương bài của tú bà Hòe mập dùng để câu dẫn khách sộp. Hôm nay, Kim thị bận một cái áo yếm màu tím, ốm sát vào người, để lộ đôi vai trần cùng mảng lưng trắng muốt mê ly, khiến cho đàn ông nhìn mà nuốt nước bọt. Quang Châu không kiềm được, vừa đưa tay tranh thủ vuốt ve làn da mịn màng, vừa lên tiếng hỏi : - Không bệnh không đến nhà lương y, nói đi, nàng có bệnh gì ? Kim thị hơi hơi đỏ mặt, cái vấn đề này có chút khó nói, thật ra làm một kỹ nữ thì trên đời này còn có cái gì khiến cho nàng xấu hổ, nhưng chẳng hiểu tại sao, mỗi lần đối diện với chàng thanh niên này, nàng lại có một cảm giác e thẹn không nói nên lời. Nói gì thì nói, Quang Châu chính là một thanh niên tốt điển hình của xóm nghèo, đối với mấy chị em buông hương bán phấn mặc dù là đôi lúc có lời chọc ghẹo, nhưng lại rất lịch sự nhẹ nhàng, không xem thường cũng không sổ sàng, nói chuyện thì dịu dàng dễ nghe, nói chung ai cũng quý mến. Mấy chị em ở chỗ tú bà Hòe mập nơi đầu ngõ khi biết hắn là trai tân thậm chí còn thách đố nhau xem ai làm hắn phá thân trước, nhưng mà mặc cho ai dụ dỗ mãi, cho không biếu không, hắn cũng không động lòng. Nói hắn không có năng lực đàn ông cũng không phải, vì ngay lúc này đây, Kim tỷ đã cảm thấy có một thứ cứng rắn như kim cương, cách một lớp quần chạm vào mông mình. Trong phòng một khắc này đây, mập mờ ý xuân vô hạn. Qua một lúc suy nghĩ, Kim thị cắn răng, nói thỏ thẻ : - Chỗ đó của em không hiểu sao mấy ngày nay nổi rất nhiều nốt màu trắng, gây đau nhức. Quang Châu lập tức hiểu ra, chỉ lên chiếc giường khám bệnh : - Trèo lên đó, cởi ra tôi xem ! Kim thị đờ người, ngập ngừng : - Đây là ban ngày mà, ở ngoài lại đông thế kia, sao lại...sao lại muốn xem của người ta, công tử …! Công tử…không sợ sao ? Quang Châu đổ mồ hôi trán ròng ròng, chắp tay nói : - Bà cô của tôi ơi, cô nghĩ cái gì vậy ? Tôi không xem thì làm sao có thể biết nó là bệnh gì mà kê đơn bốc thuốc chính xác cho cô ? Kim thị thấy hắn đỏ mặt ngượng ngùng, cười đắc ý một tiếng rồi trèo lên giường, vén váy lên. - Cái này là dung dịch vệ sinh, sau khi quan hệ hoặc là có kinh xong thì dùng một lượng nhỏ hòa với nước ấm mà tẩy rửa, đây là thuốc bôi, ngày bôi hai lần, sau vài ngày mấy cái mụn nước sẽ biến mất. Quang Châu sau khi khám xong, liền đưa thuốc dặn dò kỹ lưỡng. Kim thị thẹn thùng đưa ra năm đồng, hắn cũng không ngại ngần lấy bỏ vào túi, dù sao cũng là tiền của người ta vất vả kiếm ra, dù ít nhưng ai nói tiền của kỹ nữ là dơ bẩn nào, mà hắn cũng đâu thể chê bai.